Mũi hàn thiếc nhọn Hakko 900M-T-I
– Mũi hàn thiếc nhọn hakko 900M-T-I được sử dụng trong công nghiệp điện tử bán dẫn. Mũi hàn thiếc nhọn hakko 900M-T-I không thể thiếu trong hàn bản mạch điện tử. Sử dụng để thay thế mũi hàn cho các loại máy hàn thiếc hakko 936, Quick 936, 936a, Gordak 936, 936a, Kawh 936, 936a…
– Trong công nghệ làm dây truyền sản xuất SMT thường sử dụng thêm các dụng cụ bao gồm: cuộn thiếc hàn, máy hàn Hakko , Mũi hàn thiếc nhọn Hakko 900M-T-I, băng dính splice tape và cuộn giấy lau máy SMT là một trong những thành phần không thể thiếu trong quá trinh hoạt động sản xuất của mỗi nhà máy.
– Xuất xứ Mũi hàn thiếc nhọn Hakko 900M-T-I: China
– Chất liệu Mũi hàn thiếc nhọn Hakko 900M-T-I: Iron, copper, nickle
– Kích thước Mũi hàn thiếc nhọn Hakko 900M-T-I: Đường kính trong 0,2 mm
900M Soldering tip
Part No: 900M-T-I
Length: 40mm
Outer diameter: 6.5mm
Inner diameter: 0.2mm
Lead free Compliance: ( SGS report)
Weight: 0.7KG/100PCS
thietbibk.com chuyên cung cấp các loại Mũi hàn thiếc nhọn hakko 900M-T-I cho máy hàn thiếc 936, 936a ..,
Chúng tôi luôn đảm bảo Mũi hàn thiếc nhọn hakko 900M-T-I đạt chất lượng tốt nhất, giá thành rẻ nhất, thời gian giao hàng sớm nhất cho quý khách hàng.
+ Không nên để nhiệt độ máy hàn cao trong thời gian dài, khi không dùng bạn chỉnh thấp nhiệt độ xuống để hạn chế sự oxi hóa mũi hàn.
+ Vệ sinh thường xuyên mũi hàn bằng thiếc hàn và lau mũi hàn vơi miếng bọt biển ướt.
+ khi mũi hàn bị oxi hóa làm giảm quá trình truyền nhiệt thì bạn phải thay mũi hàn khác
Với mỗi hãng sản xuất thì tính năng thông số khác nhau, bạn dùng máy hãng nào thì phải tham khảo kỹ tài liệu hướng dẫn sử dụng để hiệu quả sử dụng tốt nhất và duy trì tuổi thọ cho máy.
Công việc hàn thiếc trên bảng mạch hay trên dây nối, vật liệu điện tử thì cũng giống nguyên tắc dán keo mà thôi. Nên phết keo 2 mặt cần dán để tránh chênh lệch đột ngột và có sự thẩm thấu từ chất lỏng sang chất rắn. Đồng thời hai chất giống nhau, có sức căng bề mặt giống nhau sẽ dễ dàng hoà nhập dính ướt vào nhau nhất theo quy luật vật lý.
Hàn nhiệt cũng thế, kim loại lỏng có sức căng bề mặt lớn nhưng nó vẫn là chất lỏng, vẫn mao dẫn và thẩm thấu như mọi chất lỏng khác. Vì vậy khi hàn nhiệt nên tráng thiếc 3 thứ:
+Đầu mũi hàn
+Đầu dây
+Vị trí hàn
Nếu không tráng thiếc, cứ thế hàn thì sao??? Lúc đó mỏ hàn tiếp xúc chân linh kiện, mạch và thiếc, thiếc nóng lên dần dần, bắt đầu tan chảy và chảy dần bao quanh linh kiện, mạch, mỏ hàn với thời gian lâu quy định. Thời gian đó có thể đốt cháy linh kiện và làm lệch chỉ số do quá nhiệt.
Vì vậy tráng thiếc 3 thứ trên chính là phương pháp “chia để trị”:
+ Tráng Đầu mũi hàn tạo nên một lớp bảo vệ đầu mũi hàn bằng đồng chống ô xi hoá và tản nhiệt.
+ Đánh gỉ dây dẫn hay chân linh kiện rồi tráng qua thiếc thật nhanh để loại bỏ các tap chất, giúp thiếc hàn bám chắc, thẩm thấu sâu vào bề mặt trầy xước của chân linh kiện và các dây dẫn –> rất rất chắc và sạch. Đồng thời làm ấm chân linh kiện hoặc dây dẫn trước khi hàn dính.
+Tráng thiếc riêng Vị trí hàn giúp cả giọt thiếc hàn tạo áp lực chảy xuống trám kín lấp đầy lỗ kinh kiện, giọt thiếc đó sẽ tản nhiệt từ từ ra xung quanh bảng mạch, tạo cân bằng nhiệt cho bảng mạch tránh được nứt gãy vật liệu sau này, tránh lung rụng các linh kiện xung quanh trong quá trình sử dụng.
Việc đâm dí mũi hàn 8 đến 10 giây là tốt với mối hàn lớn, còn mối hàn nhỏ, vi mạch thì không nên, vì linh kiện rất dễ cháy hỏng hay sai lệch chỉ số vĩnh viễn đặc biệt với linh kiện bán dẫn silic.
-Tráng thiếc giúp tránh quá nhiệt vì điểm hàn tan chảy trong nửa giây và ngay lập tức hoà nhập vào nhau một cách kín khít nhất, chống ô xi hoá trong quá trình gia nhiệt, lại tạo nên sự cân bằng nhiệt lượng giữa 3 vật trên, giúp mối hàn chắc chắn và hàn nhanh chóng.
Nếu không tráng thiếc thì khác chất liệu, khác sức căng bề mặt, khác nhiệt độ.
Khi giọt thiếc hàn tiếp xúc với bề mặt vật liệu có nhiệt độ chênh lệch đó và không đồng chất, ngay lập tức nó đông cứng co ngót lại thì làm sao mà bền được??? –> phải dí một lúc lâu –> thì linh kiện lại sai số và hỏng.
Các bạn có thể kiểm chứng bằng cách nhỏ giọt thiếc hàn xuống bề mặt có nhiệt độ bình thường –> nguội đi nhanh chóng –> cậy ra dễ dàng.
-Nhỏ xuống bề mặt đã tráng thiếc hàn có nhiệt độ nhất định –> nguội đi từ từ –> dính cực kỳ chặt và bền bỉ với nhiệt độ.
Lỗi thường gặp nhất và cũng gây hậu quả tai hại nhất chính là ở cái mũi hàn.
Cái mũi hàn cũng giống như răng của các bạn ấy, không bảo vệ thì nó sẽ bị sâu.
Bình thường mũi hàn bằng đồng nhưng người ta phủ một lớp kim loại chịu nhiệt và chịu ô xy hoá lên đầu mũi hàn, vì thế máy hàn mới mua về hàn rất sướng. Nhưng các bạn sướng quá mà quên luôn việc tráng thiếc hàn cho đầu mũi hàn để bảo vệ lớp kim loại trên chống ô xy hoá và tản nhiệt (nhờ kim loại bay hơi). Thậm chí nhiều bạn để mũi hàn đấy chạy đi chơi, hậu quả lớp kim loại tráng bị ô xy hoá, bị bong tróc do lõi đồng giãn nở.
Nó bay mất lớp phủ ấy thì lõi đồng lòi ra, bắt đầu ô xy hoá và không thèm bám thiếc hàn rất lâu và không như ý muốn, nghiến răng nghiến lợi ấn ấn đè đè, vị trí hàn toét ra, đen xì với muột đồng ô xít và than.
Hàn khò thì chuyện thiếc hàn đơn giản hơn nhiều do có sẵn thiếc bột và thiếc kem đã pha hoá chất chuyên dụng. Thiếc, chân linh kiện, bảng mạch đều chịu cùng nhiệt độ do khò.
Thiếc cuộn cũng có nhiều loại, thậm chí có cả acid để làm sạch kim loại, acid đó có thể ăn mòn mũi hàn, bay lên mắt làm cay mắt, lên mặt làm ngứa rát mặt.
Gỡ mối hàn thì còn có thể dùng chì rã mối hàn, thuốc rã chip IC.
Hàn không cần nhiệt thì dùng bột bạc siêu mịn pha keo trong, xịn nhất là bột bạc nano, rẻ tiền thì có bột các bon.
Xem bóng đá trực tuyến XoilacTV