Phương pháp xác định trọng âm trong tiếng anh
Nguồn: thietbivienthongbachkhoa.com
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TRỌNG ÂM TRONG TIẾNG ANH
Đối với từ đơn:
1/ Danh từ và tính từ có 2 âm tiết thì nhấn ở âm thứ I
=> e.g. ‘beauty, ‘music, ‘tired, ‘angry,…
2/ Động từ có 2 âm tiết nhấn âm thứ II
=> e.g. comp’lete, de’sign, su’pport,…
3/ Các từ tận cùng là -ic(s), -sion, -tion nhấn âm thứ II từ cuối đến lên
=> e.g. ‘logic, eco’nomics, com’pression, pro’fession, re’lation, so’lution,…
4/ Các từ tận cùng là -cy, -ty, -phy, -gy, -al nhấn âm thứ III từ cuối đếm lên
=> e.g. de’cocracy, relia’bility, bi’ology, pho’tography, se’curity, po’litical, ‘critical, eco’nomical,…
5/ Các từ có 3 âm tiết trở lên, trọng âm cũng rơi vào âm tiết thứ III từ cuối đếm lên
=> e.g. e’conomy, ‘industry, in’telligent, ’specialise, …
Đối với từ ghép:
6/ Danh từ ghép có trọng âm rơi vào âm đầu I
=> e.g. ‘penholder, ‘blackbird, ‘greenhouse, ‘boyfriend,…
7/ Tính từ ghép có trọng âm rơi vào âm tiết thứ II
=> e.g. bad-’tempered, old-’fashioned, one-’eyed, home’sick, well-’done,…
8/ Động từ ghép có trọng âm rơi vào phần thứ II.
=> e.g. over’look, over’react, mal’treat, put’across,…
Các trường hợp đặc biệt:
9/ Các từ vay mượn từ tiếng Pháp (có hậu tố ~ee, ~eer ~aire, ~que) thì phải áp dụng theo tiếng Pháp: các hậu tố đó mang trọng âm (vậy trọng âm của từ rơi vào âm tiết cuối cùng).
=> e.g. absen’tee, volun’teer, questio’naire, tech’nique, pictu’resque, …
*Note: Có 2 ngoại lệ là com’mittee, ‘coffee.
10/ Ngoại lệ:
– Có những từ dài có 4 âm tiết trở lên có thể có 2 trọng âm chính và phụ, e.g. in,dustriali’sation, inter’national,…
– Trong vài trường hợp, trọng âm của từ sẽ thay đổi khi tự loại thay đổi, e.g. ‘comment (n) -> com’ment (v), perfect (adj) -> pre’fect (v),…
– Ngược lại, có những từ nếu thay đổi trọng âm thì nghĩa sẽ thay đổi, e.g. ‘invalid (người tàn tật), in’valid (không còn giá trị nữa).