Máy bộ đàm Kirisun PT-7800 (UHF)
– Máy bộ đàm Kirisun PT-7800 (UHF) được thiết kế rắn chắc đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quân đội của Bộ Quốc Phòng Mỹ về khả năng chịu va đập, chấn động, độ ẩm, bụi bẩn , . . .
– Kích cỡ nhỏ gọn vừa lòng bàn tay.
– Cự ly liên lạc của Máy bộ đàm Kirisun PT-7800 (UHF):
+ Nội thành 1 – 2 Km.
+ Ngoại thành 2 – 3 Km
+ Điều kiện lý tưởng 3 – 5 Km
– Tính năng 38 CTCSS và 83 CDCSS của Máy bộ đàm Kirisun PT-7800 (UHF) giúp người sử dụng nghe được rõ hơn cuộc gọi trong nhóm
– Máy bộ đàm Kirisun PT-7800 (UHF) có tính năng quét kênh ưu tiên Khoá kênh bận
– Máy bộ đàm Kirisun PT-7800 (UHF) có chức năng định giờ TOT định thời gian hoạt động liên lạc.
– Máy bộ đàm Kirisun PT-7800 (UHF) có chức năng tiết kiệm pin
– Máy bộ đàm Kirisun PT-7800 (UHF) có chức năng báo bin yếu
Máy bộ đàm Kirisun PT-7800 (UHF)
|
Máy bộ đàm hiện được sử dụng rất phổ biến tại Việt Nam vì sự tiện lợi, hiệu quả và dễ dàng sử dụng của nó
Thiết bị sử dụng đơn giản chỉ với 1 thao tác “bóp nói thả nghe” (Push to talk – PTT). Đáp ứng khả năng tương tác công việc nhanh chóng tức thời, nhất là trong tổ chức điều hành và phối hợp xử lý công việc.
Thiết bị thông tin liên lạc di động cường độ cao, thời gian đàm thoại lâu, có thể mang theo người khi đang làm việc.
Số lượng thiết bị tham gia liên lạc không hạn chế, tùy thuộc vào từng nhu cầu sử dụng và khả năng trang bị cụ thể.
Chi phí đầu tư mua sắm thiết bị chấp nhận được và có thể chia ra thành nhiều giai đoạn để đầu tư mua sắm.
Thiết bị có tuổi thọ và độ bền sử dụng cao. Có khả năng làm việc trong nhiều điều kiện môi trường và địa hình khác nhau, kể cả trong môi trường công việc khắc nghiệt và nguy hiểm.
Sự an toàn bảo mật thông tin của thiết bị luôn được đảm bảo.
Có nhiều cách phân loại máy bộ đàm
1. Phân loại theo nhãn hiệu
Các thương hiệu máy bộ đàm phổ biến và thông dụng hiện nay bao gồm: Motorola, ICOM, Kenwood, Vertex Standard, Abell, HYT. Các thương hiệu này đang được phần lớn các công ty kinh doanh trong lĩnh vực bộ đàm giới thiệu và chào bán cho khách hàng trên phạm vi toàn quốc.
2. Phân loại theo đặc điểm sử dụng của thiết bị
Cách phân loại để chọn mua máy bộ đàm phù hợp
Đối với phần lớn khách hàng, việc họn mua thiết bị chủ yếu là dựa trên giá thành của thiết bị. Tuy nhiên máy bộ đàm là loại thiết bị thông tin liên lạc chuyên dùng, có thể nói là “tiền nào của đó”, nếu chỉ dựa trên yếu tố giá thành để quyết định chọn mua là chưa đủ. Bởi vì với cùng một số tiền bỏ ra như nhau người sử dụng vẫn có thể mua được những sản phẩm chất lượng cao, có tuổi thọ và độ bền sử dụng ổn định, đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động công việc.
Có thể chia máy bộ đàm ra làm 2 loại cơ bản, Máy bộ đàm chuyên nghiệp và Máy bộ đàm giá rẻ.
1. Máy bộ đàm giá rẻ (Ham Radio, Amateur Radio)
Là loại máy bộ đàm không chuyên, có giá thành thấp, đang được bán rất nhiều trên thị trường với giá từ 900.000 đến 2 triệu đồng. Loại máy này có kích thước tương đối nhỏ, có loại nhỏ như điện thoại di động. Các máy liên lạc với nhau bằng các kênh định sẵn, có loại do người sử dụng tự cài đặt lấy hoặc do các cửa hàng cài đặt tần số bất kỳ để sử dụng tạm. Xuất xứ của các loại máy này chủ yếu là hàng nhái từ Trung Quốc
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Khi quyết định chọn mua loại thiết bị này, Quý khách hàng nên xem xét kỹ thiết bị hoặc sử dụng thử trước. Nên chọn các nhãn hiệu đã được những người sử dụng khác mua và hiện vẫn đang còn sử dụng được. Xem kỹ chế độ bảo hành và đổi hàng của nơi cung cấp thiết bị.
2. Máy bộ đàm chuyên nghiệp (Professional Radio)
Là loại máy được sản xuất bởi các hãng sản xuất nổi tiếng, đã được người sử dụng trên thế giới tín nhiệm lâu năm như Motorola, ICOM, Kenwood, Vertex Standard, Abell, HYT.
Máy được sản xuất theo một quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt, đảm bảo chất lượng, được kiểm định và thẩm định bởi các cơ quan quản lý chất lượng của quốc gia nơi đặt nhà máy sản xuất. Tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật do các tổ chức hiệp hội kỹ thuật và các nhà sản xuất trên thế giới quy định.
Thiết bị có giấy chứng nhận xuất xứ (CO) và chứng nhận chất lượng (CQ) rõ ràng, có giấy chứng nhận hợp chuẩn và hợp quy của thiết bị nhập khẩu.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Để chọn mua máy bộ đàm chuyên nghiệp chính hãng, quý khách hàng cần nên xem kỹ Brochure và Cataloge của thiết bị trước, qua đó nắm bắt các tính năng và thông số kỹ thuật cần thiết của thiết bị. Khi đã quyết định mua, quý khách hàng có thể yêu cầu người bán hàng cung cấp bản sao các giấy tờ đi kèm với hàng hóa như:
Cách phân loại và chọn mua phụ kiện máy bộ đàm
Tương tự như máy bộ đàm, phụ kiện bộ đàm cũng có thể được chia ra làm 2 loại cơ bản, phụ kiện xách tay (OEM) và phụ kiện chính hãng.
Phụ kiện xách tay – hàng OEM
Rất đa dạng về kiểu dáng mẫu mã, tính năng, chất lượng và giá cả. Khi chọn mua loại phụ kiện này, Quý khách hàng cần nên xem xét kỹ thiết bị, kiểm tra dùng thử thiết bị với loại máy hiện đang sử dụng xem có tương thích ổn định không. Xem xét chính sách đổi lại hàng và bảo hành thiết bị của nơi cung cấp. Nên đọc kỹ hướng dẫn kỹ thuật về việc sử dụng và bảo quản thiết bị.
Phụ kiện chính hãng
Thường được ghi kèm theo trên Brochure của máy bộ đàm. Phụ kiện chính hãng thường được ghi đầy đủ về mã hàng, ký hiệu sản phẩm trên vỏ hộp, bao bì và tài liệu kỹ thuật kèm theo.
Thiết bị được đảm bảo theo chế độ bảo hành của hãng sản xuất và đơn vị cung cấp sản phẩm.
|