096.55555.69
096.888.6300
0915.183535
0915.363436

CCNA R&S (CCNA5.0) Khái niệm về mô hình OSI

CCNA R&S (CCNA5.0) Khái niệm về mô hình OSI

Nguồn: thietbivienthongbachkhoa.com

 

1 Mô hình OSI là gì

 

Open System Interconnection là mô hình tham chiếu. Mô hình OSI giải thích cho mô hình giao thức TCP/IP đang hoạt động trong thực tế. Mô hình này chia thành 7 lớp.

 

7 Application

6  Presentation

5 Session

4 Transport

3 Network

2 Data link

1 Physical.

 

+ Application: Tầng ứng dụng là tầng gần với người sử dụng nhất. Nó cung cấp phương tiện cho người dùng truy nhập các thông tin và dữ liệu trên mạng thông qua chương trình ứng dụng. Tầng này là giao diện chính để người dùng tương tác với chương trình ứng dụng. Một số ví dụ về các ứng dụng trong tầng này bao gồm: Web, Mail, FTP, Telnet…

+ Presentation: Tầng trình diễn nó thực hiện các tác vụ như chuyển đổi dữ liệu, mã hóa dữ liệu, nén dữ liệu. Chẳng hạn: chuyển đổi tệp văn bản sang mã ASCII hay ngược lại. Presentation sẽ chuyển đổi dữ liệu ra tín hiệu nhị phân (bit 0, 1) để cho máy tính hiểu rồi chuyển lại để người dùng xem được.

+ Session: Tầng phiên kiểm soát các (phiên) hội thoại giữa các máy tính. Tầng này thiết lập, quản lý và kết thúc các kết nối giữa trình ứng dụng trong mạng và trình ứng dụng ở xa. Mô hình OSI cho phép tầng này kết nối hoặc ngắt các phiên giao dịch và trách nhiệm kiểm tra và phục hồi phiên.

+ Transport: là tầng quản lý kết nối đầu cuối. Nó không quan tâm tới đường đi thế nào vì có các tầng Network, Data link, Physical làm nhiệm vụ. Ở đây nó chỉ quan tâm tới dữ liệu của người dùng truyền thông thế nào. Đảm bảo dữ liệu truyền an toàn. Tầng Transprot nó xem 2 máy sau khi thiết lập là làm việc trực tiếp với nhau kể cả khoảng cách xa như ở Việt Nam và Mỹ. Tầng này là nơi các thông điệp được chuyển sang thành các gói tin TCP hoặc UDP. Ở tầng Transport này địa chỉ được đánh là address ports, thông qua address ports để phân biệt được ứng dụng trao đổi.

+ Network: dùng để định danh địa chỉ nguồn và địa chỉ đích. Chọn ra đường đi tốt nhất tới đích dựa vào giao thức định tuyến. Chúng sử dụng địa chỉ IP để định địa chỉ. Network sẽ lấy dữ liệu từ tầng Data link để kiểm tra địa chỉ, nếu khi tách ra đúng địa chỉ của nó sẽ chuyển lên tầng bên trên để xử lý. Khi dữ liệu từ bên trên chuyển xuống nó sẽ đóng IP của máy mình và IP máy đích rồi chuyển xuống tầng Data link.

+ Data link: là lớp liên kết dữ liệu. Dùng để điều khiển việc đưa dữ liệu vào đường truyền và lấy dữ liệu từ đường truyền chuyển lên bên trên là tầng Network xử lý. Data link cung cấp tính năng dò lỗi dữ liệu khi truyền, đảm bảo dữ liệu truyền đến đích phải đủ.

+ Physical: Chức năng là truyền một dòng bit qua đường truyền vật lý. Nó định nghĩa về đường truyền, tín hiệu truyền, thiết bị cần áp dụng. Giữa PC và Switch phải đấu nối thế nào, theo cáp đồng hay cáp quang, cự ly truyền là bao xa. Nói chung đường truyền vật lý liên quan tới các dạng tín hiệu để đưa bit nhị phân đi tới đích.

 

2 Tại sao phải phân lớp

 

Để truyền thông được chúng ta phải xây dựng một hệ thống mạng. Trong hệ thống mạng bao gôm thiết bị vật lý, đường truyền, dữ liệu và các giao thức. Một công ty không thể sản xuất và thiết kế được hết bấy nhiêu chức năng, nên người ta phải phân ra các lớp công việc để phát triển phù hợp. Các ưu điểm khi phân lớp:

 

  • ·      Giảm tải độ phức tạp của hệ thống khi truyền dữ liệu. Khi phân lớp người ta không phải sản xuất từ trên xuống dưới mà chỉ cần làm một phần công việc. Sản phẩm sẽ tốt hơn, tương thích với nhiều thành phần của các dòng sản phẩm khác nhau.
  • ·      Trong mô hình OSI người ta phân ra thành các lớp chuẩn. Người sản xuất phải dựa vào chuẩn đó để xây dựng và phát triển. Do đó các lớp sẽ giao tiếp được với nhau. Từ đó tạo ra sự chuẩn hóa của các dòng sản phẩm
  • ·      Do có sự chuẩn hóa về sản phẩm nên nó sẽ tương thích về công nghệ. Ngày này máy IBM có thể truyền tới máy HP
  • ·      Thúc đẩy kỹ thuật module hóa: ai mạnh về lớp nào sẽ sản suất chuyên môn lớp đó.
  • ·      Thúc đẩy phát triển của công nghệ.
  • ·      Người dùng dễ học hơn: không phải học hết cả 7 lớp một lúc mà học lần lượt đều được.

 Nguồn: Trung tâm thiết bị viễn thông bách khoa

Tags:
Nhắn tin qua Facebook