096.55555.69
096.888.6300
0915.183535
0915.363436

CCNA R&S (CCNA5.0) Tìm hiểu về tầng Transport trong OSI và TCP/IP (phần 1)

CCNA R&S (CCNA5.0) Tìm hiểu về tầng Transport trong OSI và TCP/IP (phần 1)

Nguồn: thietbivienthongbachkhoa.com

 

Nội dung

 

  • ·      Vai trò của tầng Transport
  • ·      Giới thiệu về giao thức TCP
  • ·      Giới thiệu về giao thức UDP
  • ·      Giới thiệu về Port
  • ·      Vai trò của TCP trong truyền thông tin cậy
  • ·      Điều khiển luồng

 

1. Vai trò của tầng Transport

 

Transport làm nhiệm vụ vận chuyển thông tin từ nguồn tới đích. Tầng Transport nhận dữ liệu nhận từ tầng Application rồi đóng gói bằng giao thức TCP hoặc UDP để vận chuyển đi.

 

Cho phép truyền đồng thời nhiều bản tin của các dịch vụ khác nhau trên cùng một đường truyền.

 

  • ·      Transport sử dụng cơ chế phân đoạn dữ liệu (Segmentation), cơ chế quản lý truyền dẫn và nhận diện dịch vụ bằng port nên có thể truyền bản tin của các dịch vụ khác nhau trên cùng một đường truyền, tiết kiệm băng thông đường truyền, dễ truyền và sửa lỗi. Đồng thời khi truyền dữ liệu từ nguồn tới đích sẽ có kích thước khác nhau. Để dữ liệu chuẩn theo kích thước truyền thì sẽ phân đoạn thành nhiều đoạn.
  • ·      Máy nguồn gửi dữ liệu sử dụng cơ chế phân đoạn thì bên máy đích sẽ nhận dữ liệu theo đúng trật tự ban đầu.

 

Hỗ trợ truyền thông tin cậy khi được yêu cầu: sử dụng cơ chế bắt tay 3 bước để xác nhận thông tin.

 

Cho phép quản lý lỗi: thông qua giao thức TCP nó sẽ truy vết quá trình truyền thông từ nguồn tới đích. Đồng thời khi có lỗi xẩy ra nó sẽ yêu cầu truyền thông lại các segment bị lỗi.

 

Nhận diện các dịch vụ khác nhau: khi cho phép truyền nhiều ứng dụng sẽ gán port đích cho mỗi dịch vụ để biết đâu là DNS, Web, EMail…

 

2. Giới thiệu về giao thức truyền thông tin cậy TCP: (Transmission Control Protocol)

 

Transport sử dụng giao thức TCP là truyền thông tin cậy. Dữ liệu được đóng gói theo TCP sẽ được thêm các thông tin điều khiển vào phần đầu của segment là Header có độ dài 20 byte. Các trường trong Header của giao thức TCP:

 

  • ·      Source Port (16bit): là Port tự sinh bên máy người dùng. Mở trình duyệt IE hoặc Firefox ta nhập một yêu cầu là truy cập  Google.com nó sẽ sinh ra một Port. Port này dùng để chuyển yêu cầu xuống Transport. Khi dữ liệu từ Server truyền lại nó sẽ  được Transport chuyển dữ liệu đúng lên Port này.
  • ·      Destination Port (16bit): là Port đích. Đây là Port của dịch vụ. Web là 80 hoặc 443, FTP là 20, 21…
  • ·      Sequence number (32bit): đánh số thứ tự của gói tin. Khi một yêu cầu từ IE gửi xuống là một gói tin. Các giói tin này sẽ được đánh nhãn. Khi phân đoạn và sắp xếp lại, nó sẽ dựa vào nhãn này.
  • ·      ACK (32bit): dùng để báo rằng đã nhận được dữ liệu. Dữ liệu bên truyền gửi đi bị hỏng ACK cũng báo lại để bên gửi truyền lại dữ liệu. ACK sẽ chỉ ra byte mong đợi kế tiếp chứ không phải là byte nhận được cuối cùng. Trường ACK chỉ ra số byte chứ không phải chỉ ra Segment của TCP.
  • ·      Header Length (4bit): độ dài của Header
  • ·      Reserved (6bit): để dành chưa sử dụng tới
  • ·      Code bit (6 bit): Cho ta biết nhiệm vụ của Segment hiện thời. Có 8 bít nhưng 2 bít đầu là để trống nên chỉ dụng 6 bít làm cờ. Cờ SYN và ACK bật lên sẽ chỉ ra một Segment có phải là Segment đầu tiên hay là thứ 2 trong một kết nối TCP.
    • §  Một Segment có cờ SYN bật lên sẽ là Segment đầu tiên trong một kết nối TCP
    • §  Một Segment có cả cờ SYN và ACK sẽ là Segment thứ 2 trong một kết nối.
    • §  Các cờ này sẽ cho phép các máy dễ nhận ra các yêu cầu kết nối mới
    • §  Cờ SYS bật lên để báo thiết lập phiên truyền.
    • §  Cờ RST bật lên để biết cần gửi lại những dữ liệu bị hỏng khi đường truyền bị ngắt đột ngột (dữ liệu truyền là tiếp theo)
    • §  Cờ FIN bật lên để biết kết thúc truyền dữ liệu.
  • ·      Window(16bit): đây là kích thước cửa sổ trượt, được sử dụng để điều khiển luồng.
  • ·      Checksum (16bit): tính toán và kiểm tra sự toàn vẹn của Header và dữ liệu.

 

Nguồn: Trung tâm thiết bị viễn thông bách khoa

Tags:
Nhắn tin qua Facebook