096.55555.69
096.888.6300
0915.183535
0915.363436

CCNA R&S (CCNA5.0) Tìm hiểu về tầng Data Link trong OSI

CCNA R&S (CCNA5.0) Tìm hiểu về tầng Data Link trong OSI

Nguồn: thietbivienthongbachkhoa.com

 

Nội dung:

  • ·         Nhiệm vụ của tầng Data Link
  • ·         Giao thức của tầng Data Link (LLC, MAC)
  • ·         Thiết bị hoạt động tại tầng Data Link
  • ·         Điều khiển truy cập đường truyền
  • ·         Đặc điểm của Frame

 

1. Nhiệm vụ của tầng Data Link

 

Data link nằm trong tầng 2 của mô hình tham chiếu OSI và nó là tầng con của Network Access của mô hình giao thức TCP/IP. Nhiệm vụ của tầng Data link là:

 

  • ·         Đóng gói các Packet thành Frame phù hợp với công nghệ đường truyền mà Frame sẽ đi vào.  
  • ·         Liên kết dữ liệu với tầng trên.
  • ·         Điều khiển Frame truy cập đường truyền bằng việc sử dụng các kỹ thuật điều khiển truy cập đường truyền và phát hiện lỗi.
  • ·         Quy định cấu trúc địa chỉ ở tầng Data Link và thêm Địa chỉ nguồn và đích vào Frame.

 

2. Giao thức của tầng Data Link

 

Tầng Data link trong mạng Lan sử dụng 2 giao thức là LLC (logical link control) và MAC (Media Access Control ) được nằm trong bộ tiêu chuẩn Ethernet.

 

  • ·         Giao thức LLC dùng để liên kết dữ liệu với tầng trên chỉ ra giao thức hoạt động ở tầng mạng (IP, IPX, Apple talk) đã đòng gói ra packet trong phần data của Frame.
  • ·         Giao thức MAC tham gia trực tiếp việc đóng gói Packet thành Frame thêm vào địa chỉ Mac nguồn và Mac đích trong Frame, thêm vào các nhóm bít bắt đầu và mã kết thúc của một Frame và điều khiển Frame truy cập đường truyền.

 

3. Thiết bị hoạt động tại tầng Data Link

 

Switch là thiết bị chủ yếu ở tầng này vì nó có chức năng chuyển mạch, cụ thể là chuyển các Frame. Switch hoạt động trên 7 tầng của OSI nhưng nhiệm vụ chuyển mạch là nhiệm vụ chính tại tầng Data link.

 

4. Điều khiển truy cập đường truyền

 

Trong giao thức MAC có 2 phương pháp điều khiển truy cập đường truyền Multiaccess

 

  • ·         CSMA/CD: Phương pháp này sử dụng trên đường truyền Lan có dây Các thiết bị khi muốn truyền phải lắng nghe đường truyền có song mang hay không (CSMA). Nếu không thấy song mang, đường truyền rỗi mới được truyền Frame vào đường truyền. Trong quá trình truyền dẫn tiếp tục phát hiện có đụng độ hay không (CD). Nếu 2 thiết bị cùng lắng nghe tại một thời điểm, cùng thấy rỗi và cùng truyền sẽ xẩy ra xung đột, khi đó có một tín hiệu JAM được gửi đến tất cả các thiết bị trên đường truyền, Các thiết bị này sẽ đặt một thời gian ngẫu nhiên theo giải thuật Backoff. Khi hết thời gian đợi ngẫu nhiên này, chúng sẽ tiếp tục CSMA. Khi sử dụng phương pháp CSMA/CD vẫn còn đụng độ.

 

  • ·         CSMA/CA: Phương pháp này sử dụng trên đường truyền Wireless Lan. Khi một Laptop muốn truyền dữ liệu và AP, nó gửi bản tin RTS. Nếu AP rỗi, nó gửi lại bản tin CTS. Laptop sẽ gửi DATA vào AP. Khi AP Nhận được DATA, nó gửi lại bản tin ACK để xác nhận. Trong Phương pháp này. AP chỉ phục vụ 1 Laptop tại 1 thời điểm, vì vậy, không còn đụng độ

 

Mỗi cổng của Switch là một Colision domain

 

Mỗi Hub hay nhiều Hub kết nối lại với nhau cũng là một Colision domain

 

 

5. Đặc điểm của Frame

 

Frame: Header – Data – Trailer

 

Header và trailer chứa thông tin điều khiển. Thông qua Header và trailer thì nó xác định được:

  • ·         Thông qua Header và trailer thì nó xác định được các nút giao tiếp.
  • ·         Khi nào truyền thông bắt đầu và khi nào truyền thông kết thúc.
  • ·         Lỗi xẩy ra trong khi truyền
  • ·         Xác định các trạm trung gian tiếp theo phải đi qua (thiết bị nào tiếp theo sẽ đi qua)

 

Nguồn: Trung tâm thiết bị viễn thông bách khoa

Tags:
Nhắn tin qua Facebook